Bữa ăn được thực hiện tại phòng ăn ở tầng trệt của trường. Chỉ vỏn vẹn chừng hơn 30 học sinh, các em được cung cấp bữa ăn no nhiều dinh dưỡng và đặc biệt, hoàn toàn miễn phí.
Giờ trưa, các em học sinh xếp hàng nhận cơm ăn. |
Học sinh của trường vốn là con cháu của cư dân ở vùng ven thành phố. Họ có cuộc sống khá khó khăn, trong đó có đến 30% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Nhiều em, nhà ở xa, phải dậy từ rất sớm để đi xe đạp đến trường. Đã vậy, trong túi không có tiền nên bữa ăn trưa với các em là điều xa xỉ.
Bữa cơm của các em có món mặn và món canh nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. |
Chúng tôi đến thăm trường, chứng kiến bữa ăn được sắp xếp một cách chu đáo. Mỗi suất ăn có một chén canh, một đĩa cá hay thịt kho, một chút nước chấm. Đũa muỗng chứa đầy trong ống.
Ngoài cửa, các em xếp hàng đi vào. Trên tay mỗi em cầm một chiếc thẻ nhỏ trao cho chị nhân viên. Sau đó, từng em được nhận một đĩa cơm nóng hổi kèm theo chút rau xanh. Nếu em nào không thích ăn đồ kho thì sẽ có một chiếc đùi gà thay thế.
Ngồi vào bàn - nơi đã có sẵn cá và canh, các em ăn một cách ngấu nghiến cho đến muỗng cuối cùng. 'Ngon và no lắm chú ơi', một em nói với chúng tôi.
Em tâm sự: 'Nhà con nghèo lắm. Ba mẹ con quanh năm lao động vất vả không đủ nuôi bầy con dại. Có ăn là tốt rồi chứ làm gì được ăn ngon như thế này ...'
Cô giáo Mỹ Phượng, người có sáng kiến lập ra chương trình bữa cơm tình thương. |
Kim Ngân và Ngọc Anh là 2 nữ sinh lớp 11 có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà 2 em ở tận Qui Đức, khá xa trường nên hàng ngày 2 em phải đạp xe đi học. Lo được học phí và các khoản có liên quan đã là một gánh nặng của gia đình nên có những lúc 2 em không đủ tiền để ăn bữa cơm trưa.
Một bạn trai - Thái Hoàng Phúc Hậu đang học lớp 11. Cha Hậu mất năm em 3 tuổi. Năm Hậu lên 9 tuổi, mẹ lại ra đi bỏ Hậu bơ vơ một mình. Bà nội mang Hậu về chăm. Các chú, cô góp tiền để nội nuôi Hậu ...
Hậu được nhà trường cấp cho suất ăn trưa đã 2 năm nay. Hậu nói với chúng tôi, suất ăn này đã giúp Hậu vượt qua cơn đói vào những buổi trưa tới lớp. 'Mai sau, khi con ra trường, có công việc làm ổn định, con sẽ ghé về thăm trường, góp sức cùng các thầy cô chăm thế hệ đàn em' Hậu nói.
Có 30 em học sinh của trường được ăn cơm miễn phí, vì gia đình các em khó khăn. |
Một cách tiếp sức cho các em học sinh
Ông Lê Phú Hải, hiệu phó nhà trường cho biết, bữa cơm tình thương đã có từ 10 năm nay. Cô giáo dạy văn Võ Thị Mỹ Phượng là người đưa ra sáng kiến này sau khi tiếp xúc với một học sinh trong lớp do cô làm chủ nhiệm.
Học sinh này nhà xa, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ba mẹ em ly hôn, một mình mẹ nuôi 3 đứa con. Mỗi ngày mẹ chỉ cho em 2000đ để gửi xe. Buổi trưa, em phải đạp xe dưới cái nắng gay gắt về nhà, ăn qua loa vài miếng cơm rồi trở lại trường học tiếp.
Trước hoàn cảnh như thế, cô Phượng nói với em: 'Thôi trưa con đừng về nữa. Cô sẽ nói căng tin nấu cơm cho con ăn và cô sẽ trả tiền'. Ban đầu em ngại nhưng rồi sau đó, em chấp nhận.
![]() |
Em học sinh nào cũng ăn hết phần cơm mình nhận được từ các thầy cô. |
Cô Phượng đưa vấn đề này ra trước chi bộ nhà trường và được sự đồng tình rất cao. Ban giám hiệu kêu gọi giáo viên đóng góp. Từ đó, những học sinh nghèo được cấp bữa ăn trưa.
Ông Hải cho biết thêm: 'Bữa ăn lớn dần. Khởi đầu là dành cho các học sinh khối 12 rồi sang khối 11. Hiện nay cả 3 khối, học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt đều được cấp bữa ăn tình thương.
Được như vậy là nhờ vào sự đóng góp thêm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đặc biệt là các học sinh của trường. Các em này trước đây học tại trường, được cấp suất ăn tình thương nay thành đạt quay lại giúp trường như trường hợp của em Thủy Tiên đang ở Singapore gửi về 5 triệu đồng'.
Tiễn chúng tôi ra về, cô Phượng bày tỏ, bữa ăn tình thương này giúp các em vượt qua cơn đói, từ đó duy trì tốt việc học.
Một trong số các học sinh nhận bữa cơm tình thương năm nay có em Đạt là học sinh lớp 10. Đạt nhà xa, hàng ngày, em đi học bằng xe đạp đến cầu Ông Thìn rồi gửi xe lên xe buýt đến trường. Hồi cấp 2, Đạt đã có nhiều ngày nhịn đói buổi trưa. Năm nay, Đạt trong đội tuyển Olympic học sinh giỏi toán. Hy vọng với bữa ăn trưa mà nhà trường cấp cho, em sẽ có thêm sức để đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Chị MC nở nụ cười giới thiệu chương trình hội diễn trước khi lễ tổng kết trao giải Hội thi Bệnh nhân mừng xuân Canh Tý 2020 bắt đầu.
" alt=""/>Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3Chàng trai Tây Nguyên trải qua 2 mối tình dài lâu (5 năm và 2 năm) nhưng không đem lại cho anh hạnh phúc.
Anh chia sẻ, tình yêu đổ vỡ bởi anh là công nhân, chưa có nhà cửa ổn định. ‘Do em tin tưởng quá, đối phương đã lợi dụng em’, anh nói. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, anh đã có 4 mảnh đất ở các tỉnh Bình Thuận, Cần Thơ, Vĩnh Long… và một công việc ổn định, đảm bảo kinh tế vững chắc để kết hôn.
Trái lại với Tây Nguyên, cô nàng Võ Thị Nguyên xinh đẹp, dễ thương nhưng 32 tuổi chưa có mối tình nào vắt vai. Điều này khiến MC Hồng Vân bất ngờ và Quyền Linh lo lắng về giới tính của bạn gái.
Khi bức rèm hoa được kéo ra, chàng trai tặng cô gái hoa và chiếc áo dài do công ty anh sản xuất. Cô nàng tặng đối phương một quyển sách.
![]() |
Cô gái Võ Thị Nguyên. |
Phút gặp gỡ khiến cặp đôi rất hài lòng về nhau. Cô nàng nghĩ chàng trai dễ gần, hiền lành còn anh cũng hết lời khen cô gái ‘quá dễ thương’.
Vẻ dễ mến của Võ Thị Nguyên khiến Tây Nguyên phải thốt lên: ‘Em hãy để anh được quan tâm, chăm sóc. Anh sẽ cố gắng cho em được hạnh phúc’.
Cuối cùng, cả hai đều bấm nút đồng ý hẹn hò.
Cẩm Tú - Thiên Nguyện, Văn Tân - Mỹ Phượng, Hoàng Vinh - Anh Đào là những cặp hiếm hoi nên duyên vợ chồng sau khi tham gia game show hẹn hò trên truyền hình.
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò, kết thúc có hậu của chàng trai bị chia tay vì là công nhân nghèoVới gói bảo hiểm này, người dân nếu không may gặp tai nạn dẫn đến tử vong hay thương tật vĩnh viễn sẽ được chi trả bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng/người/vụ. Cũng trong dịp này, các cán bộ nhân viên của PTI và đối tác là Công ty Bảo hiểm Quốc dân Miin đã phối hợp cùng Đoàn thanh niên xã giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về quyền lợi bảo hiểm cho người dân.
Phía PTI hy vọng gói bảo hiểm tai nạn hộ gia đình sẽ đem lại sự đảm bảo về tài chính để người dân vượt qua khó khăn, đồng thời giúp tăng nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm.
![]() |
Thực tế ở Việt Nam, tỷ lệ mua bảo hiểm của người dân vẫn còn khá thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí ở nhiều khu vực nông thôn, kinh tế khó khăn, người dân vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc mua và sử dụng bảo hiểm. Do đó, khi có rủi ro không may xảy ra, người dẫn sẽ phải tự chịu mọi chi phí mà không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, cần thiết về tài chính từ các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trước đó vào năm 2018, PTI phối hợp cùng Quỹ văn hóa DB Kim Jun Ki cũng đã trao tặng các gói sản phẩm bảo hiểm tương tự cho 4.500 hộ gia đình tại Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Là doanh nghiệp tiên phong thực hiện chương trình trao tặng bảo hiểm đầy nhân văn này tại Việt Nam, PTI dự kiến sẽ tiếp tục nhân rộng chương trình với mong muốn mang đến cho nhiều người dân món quà bảo hiểm ý nghĩa và thiết thực để họ yên tâm lao động, vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Doãn Phong
" alt=""/>Tặng 1500 gói bảo hiểm tai nạn PTI cho người dân Hà Tĩnh